Gà chọi bị mất gân là mối quan tâm mà nhiều sư kê quan tâm nhất hiện nay. Đây là một hiện tượng khá phổ biến với những kê chiến được lựa chọn huấn luyện tham gia thi đấu. Cùng daga88 nắm cách nhận biết cũng như nguyên nhân và cách chữa hiệu quả qua nội dung bài sau.
Dấu hiệu nào cho thấy gà chọi bị mất gân?
Các chiến kê được lựa chọn để huấn luyện thi đấu thường rất hay gặp tình trạng này. Mặc dù không gây nguy hiểm cho chiến kê nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Vì vậy, sư kê cần nắm những dấu hiệu cơ bản khi bị bệnh:- Đầu tiên, nhận biết thông qua cách mà chúng tiếp đất khi tham gia các bài tập. Biểu hiện thông thường nhất chính là gà chiến chỉ tiếp đất với 1 nhịp và hay bị mất đà thường xuyên. Chúng cần phải 2 đến 3 nhịp mới có thể tiếp đất và đứng vững thì đây coi là dấu hiệu gà chọi bị mất gân.
- Tiếp đến, gà thường đi lại khập khiễng hay không vững, tuy nhiên với giai đoạn đầu khi phát bệnh rất khó nhận biết nên sư kê phải theo dõi một cách thường xuyên và thật kĩ mới có thể nhận ra.
- Dấu hiệu kế đến, gà chọi sẽ ít vận động hơn, thường xuyên nằm một chỗ bởi khi mất gân thì sẽ gây ra tổn thương nếu vận động sẽ gây nên cơn đau.
- Cuối cùng, khi tham gia thi đấu các võ sĩ này sẽ tấn công rất ít, nếu có thường không có lực để ảnh hưởng lên đối phương.
Những nguyên nhân nào gây nên gà chọi bị mất gân?
Để có thể chữa được căn bệnh gà chọi đứt gân, cơ bản nhất các sư kê phải hiểu rõ nguyên nhân làm sao để từ đó tìm cách chữa sao cho phù hợp. Thông thường sẽ có những lí do sau:- Việc ép gà tập luyện với cường độ cao trong thời gian dài mà không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý sẽ tạo áp lực lớn lên hệ thống gân chân, khiến gân bị tổn thương và có thể dẫn đến đứt gân.
- Những cú va chạm mạnh, những pha ngã hoặc tiếp đất sai tư thế trong quá trình thi đấu có thể gây chấn thương trực tiếp lên gân chân, dẫn đến gà chọi bị mất gân.
- Việc lạm dụng thuốc kháng sinh, đặc biệt là tiêm trực tiếp vào đùi hoặc cơ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến cấu trúc gân làm suy yếu gân và tăng nguy cơ đứt.
- Hơn nữa, những người nuôi thiếu kinh nghiệm trong việc chăm sóc và điều trị cho chiến kê cũng có thể vô tình gây ra tình trạng đứt gân.
- Bắt gà thi đấu quá sớm cũng là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp bởi chúng chưa hoàn thiện. Thời điểm thích hợp nhất gà có thể thi đấu là từ 8 tháng, đẹp nhất tầm 9-10 tháng.
- Cuối cùng, một nguyên nhân ít gặp nhưng vẫn có thể xảy ra là việc gà chọi bị trúng gió, làm cơ co giãn không kiểm soát.
Bước 1: Kiểm tra chân gà chọi bị mất gân hay không
Đầu tiên để biết được gà có bị yếu chân hay không, các tay nuôi sẽ phải kiểm tra tình hình thực tế. Khi phát hiện gà chiến có biểu hiện què, đi khập khiễng hay chân sau yếu thì phải dừng lại việc huấn luyện ngay. Sau đó, nên thả chúng vào các sân vườn thoáng mát để gà có thể vận động nhẹ nhàng.Bước 2: Massage chân cho gà chọi
Om bóp bằng rượu cũng là cách cực kỳ hiệu quả được nhiều sư kê áp dụng để chúng mau lành vết thương. Bạn sẽ phải thực hiện thao tác này đều đặn 2 lần vào thời điểm sáng và tối trong vòng 15 ngày để chúng phục hồi. Bên cạnh đó, cần kết hợp với các bài tập nhẹ nhàng phục hồi chức năng để tăng lành bệnh.Bước 3: Thực hiện tập các bài phục hồi chức năng
Có nhiều bài tập phục hồi cho gà chọi bị mất gân. Nhưng có 2 bài tập khá phổ biến và được áp dụng thường xuyên, đó là:- Bài 1: Sư kê sẽ lấy tay phải đặt lên ức trước và tay trái đặt lên ngực gà sau. Tiếp đến, hãy từ từ nhất chúng lên độ cao khoảng 30cm so với mặt đất rồi thả tự do gà xuống. Với bài tập này nên áp dụng cho khoảng 5 ngày và mỗi ngày từ 5 lần để tăng hiệu quả nhất.
- Bài 2: Trượt tay xuống phía dưới ức rồi tung thả tự do xuống đất. Bài tập này sẽ thực hiện đan xen với bài 1 để hiệu quả nhất. Ban đầu sẽ tập khoảng chục lần nhưng sau đó nên tăng số lần lên khoảng 100 lần/ ngày.